MỘT CUỘC SỐNG BỊ “ĐÁNH CẮP” BỞI CĂN BỆNH KHỚP
Ông Hoàng – 58 tuổi, giáo viên nghỉ hưu ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai – từng là một người đàn ông hoạt bát, yêu thích chăm sóc cây cảnh và hay tham gia các hoạt động thiện nguyện tại địa phương. Nhưng hơn 3 năm trở lại đây, cuộc sống của ông như bị đánh cắp bởi những cơn đau xương khớp triền miên.
Ban đầu là những cơn đau nhè nhẹ ở đầu gối, ông cứ nghĩ do tuổi già, vận động nhiều nên chỉ cần nghỉ ngơi là đỡ. Nhưng rồi cơn đau lan xuống cả cổ chân, hông và cột sống. Đêm nằm không yên, trở mình cũng đau, đi cầu thang thì phải vịn từng bậc như người yếu liệt. Có hôm đang chăm cây cảnh ngoài vườn, chân ông như tê rần rồi khuỵu xuống bất ngờ. Chỉ may là lúc đó không cầm kéo…
“Tôi từng có giấc mơ sau khi về hưu sẽ đi du lịch khắp nơi, nhưng bây giờ, đi dạo 10 phút về là mỏi rã rời, chân run như người bệnh Parkinson” ông chia sẻ, đôi mắt đỏ hoe.
HÀNH TRÌNH GÕ CỬA TÂY Y - ĐÔNG Y TRUYỀN THỐNG - CẢ MẸO DÂN GIAN
Trong suốt 3 năm, ông Hoàng đã đi qua 6 bệnh viện lớn nhỏ, từ tuyến huyện lên đến thành phố. Bác sĩ chẩn đoán ông bị thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp và chèn ép dây thần kinh cột sống, khuyên nên tiêm dịch nhờn và dùng thuốc chống viêm lâu dài.
Ban đầu, mỗi lần tiêm thì bớt đau, nhưng chỉ vài tuần sau cơn đau lại quay lại, thậm chí tê chân càng nặng hơn. Ông quay sang dùng thuốc Nam, mua thuốc gia truyền, uống rễ cây, đắp lá thuốc… Có tháng chi phí thuốc thang còn nhiều hơn tiền lương hưu của cả hai vợ chồng. Đỉnh điểm là khi ông thử châm cứu – 10 buổi liên tiếp, mỗi lần châm là một lần mồ hôi ướt áo. Nhưng khi kết thúc liệu trình, bác sĩ chỉ nhẹ nhàng bảo: “Phản ứng còn chậm, chú kiên trì thêm vài đợt nữa.”
Càng ngày, ông càng hoang mang và tuyệt vọng. Có những buổi sáng nằm nhìn trần nhà, ông nghĩ: “Hay là mình chỉ nên sống nốt cho qua ngày… Đỡ phải phiền vợ con nữa.”
Buổi học đầu tiên, ông chỉ ngồi quan sát vì cơ thể quá yếu. Nhưng giọng nói nhẹ nhàng của vị danh y, cách hướng dẫn từ tốn, dễ hiểu khiến ông cảm thấy… nhẹ lòng. Từng nhịp thở – từng động tác nhỏ – đều được giải thích rõ: "Không cố, không ép – chỉ dẫn năng lượng trở về đúng nơi cần chữa lành."
Ông kiên trì tập mỗi sáng. Tuần đầu tiên, vẫn đau. Tuần thứ hai, dễ ngủ hơn. Đến tuần thứ tư – lần đầu tiên trong 3 năm – ông ngủ được một mạch tới 5 tiếng mà không cần thuốc hỗ trợ. Đầu gối vẫn kêu lục cục, nhưng không còn cảm giác như bị dao cứa mỗi khi đứng lên ngồi xuống.
“CƠ THỂ TÔI ĐÃ TỰ CHỮA LÀNH – NHỜ HỌC CÁCH LẮNG NGHE NÓ”
Sau hơn 2 tháng học và tự tập luyện theo chương trình Dưỡng sinh, ông Hoàng dần trở lại với cuộc sống bình thường. Giấc ngủ trọn vẹn hơn. Đầu gối có thể co duỗi nhẹ nhàng. Ông có thể đi bộ ra công viên gần nhà, chăm lại khu vườn sau nhà, và đặc biệt – tự đi dạo sang nhà hàng xóm được trở lại sau hơn 1 năm phải nhờ vợ con.
Không còn thuốc giảm đau. Không còn phải dè chừng mỗi khi đứng lên hay cúi xuống. Quan trọng hơn, ông tìm lại được niềm tin vào cơ thể mình.
Giờ đây, ông Hoàng trở thành người truyền cảm hứng cho những người bạn cùng trang lứa. Ông chia sẻ video, rủ bạn bè tập cùng mỗi sáng qua điện thoại. Có người gọi vui ông là “Huấn luyện viên dưỡng sinh không lương hưu”.
“Tôi từng nghĩ mình đã hết hy vọng. Nhưng hóa ra, điều mình thiếu không phải là thuốc, mà là cách hiểu đúng về cơ thể. Dưỡng sinh không làm tôi thành người trẻ lại, nhưng nó giúp tôi sống một cách không đau đớn – không phụ thuộc – và hạnh phúc hơn.”
HÀNH TRÌNH GÕ CỬA TÂY Y ĐÔNG Y TRUYỀN THỐNG
CẢ MẸO DÂN GIAN
“CƠ THỂ TÔI ĐÃ TỰ CHỮA LÀNH NHỜ HỌC CÁCH LẮNG NGHE NÓ”
ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM “CHỈ TẬP THỞ, MÀ HẾT ĐAU?”
Một buổi tối, con gái ông – hiện là nhân viên y tế tại TP.HCM – gửi một thông tin về khóa Dưỡng sinh Đông y do bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm hướng dẫn. Ban đầu ông lắc đầu: “Tập thở mà hết bệnh sao? Bố thử bao nhiêu thứ còn không ăn thua.” Nhưng sau khi xem hết video chia sẻ của một người bệnh từng suýt phải mổ cột sống, ông quyết định thử.