NGƯỜI PHỤ NỮ LUÔN "LO CHUYỆN THẾ GIỚI"
Cô Mai – 52 tuổi, là nhân viên văn phòng đã nghỉ hưu ở Q.7, TP.HCM. Ai quen cô cũng biết: đây là người phụ nữ “làm không biết mệt” – lo việc nhà, chăm chồng, dạy con, rồi còn phụ việc kế toán cho em gái ở cửa hàng. Cô hay nói đùa: “Người khác có 24 tiếng, tui xài tới 28 tiếng mỗi ngày.”
Nhưng sau khi bước qua tuổi 48, cô thấy cơ thể như "biểu tình" mỗi ngày. Tim đập nhanh, hay hồi hộp, có hôm đang rửa chén cũng thấy như ngạt thở. Đi khám thì được chẩn đoán huyết áp cao độ 2, có nguy cơ ảnh hưởng đến mạch vành. Bác sĩ kê thuốc, dặn: “Phải uống đều, không bỏ bữa.”
Cô Mai uống thuốc đều như lời dặn. Nhưng càng uống, cô càng thấy người mệt. Tay chân lạnh, mặt xanh, mỗi sáng thức dậy như vừa chạy marathon. Mỗi khi có chuyện buồn hay xúc động, là tim đập liên hồi, mắt hoa, tay run. Lần đó cô phải nhập viện cấp cứu giữa đêm vì rối loạn nhịp tim.
“Tôi từng nghĩ mình khỏe lắm, không cần ai lo. Vậy mà đến một ngày, đang dắt xe máy cũng phải ngồi thụp xuống vì không thở được.”
UỐNG THUỐC 3 NĂM – SỨC KHỎE CÀNG “TUỘT DỐC KHÔNG PHANH”
Suốt 3 năm, cô Mai sống phụ thuộc vào thuốc. Sáng nào cũng là 2 viên hạ áp, 1 viên tim mạch, cộng thêm thuốc an thần nhẹ vào buổi tối để dễ ngủ. Dù áp huyết hạ được, nhưng cơ thể ngày càng yếu. Đi cầu thang là tim đập nhanh. Lên dốc cầu bộ hành cũng phải dừng lại nghỉ giữa chừng. Có lần đi khám lại, bác sĩ cảnh báo: “Huyết áp hạ được là nhờ thuốc, nhưng chức năng tim đang yếu dần – gan cũng đang quá tải do dùng thuốc dài ngày.”
Không cam tâm, cô chuyển qua châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc Bắc. Có thời điểm, cô uống cùng lúc 2 loại thuốc Tây và 1 thang thuốc Bắc mỗi ngày. Người nóng lạnh thất thường. Cơ thể phản ứng như “tắc nghẽn”. Có đêm, cô trằn trọc đến 3h sáng vẫn chưa ngủ được, tim cứ đập nhanh, mắt thì cay và mỏi.
“Tôi như cái đồng hồ bị đảo lộn – ban ngày thì buồn ngủ, ban đêm thì thao thức. Mỗi lần tim đập nhanh là lại sợ... lỡ nó ngừng luôn.”